Hướng dẫn trồng, chăm sóc và thu hoạch gừng

Gừng
Tên thường gọi Gừng
Tên khoa học Zingiber officinale
Tháng trồng 4567
Ưa nắng Nắng một phần
Bệnh thường gặp Đang cập nhật

Gừng là một loại gia vị thơm ngon đặc biệt khi được trồng trong vườn nhà. Hơn nữa, bạn chỉ cần trồng một lần và có thể thu hoạch trong nhiều năm! Gừng không chỉ là Loại gia vị tuyệt vời trong các món ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy khám phá cách trồng, chăm sóc và thu hoạch gừng nhé.

Giới thiệu về cây gừng

Gừng (Zingiber officinale) là một loại cây có hoa phát triển từ những rễ củ to gọi là thân rễ. Trong bài viết này chúng ta sẽ gọi “củ” gừng là thân rễ - vì đây là cách gọi chính xác về mặt khoa học. Đây là một loại cây thân thảo lâu năm có thể trồng ngoài trời nếu nhiệt độ không xuống đến hoặc dưới 0°C. Ở những vùng rất lạnh có thể trồng trong chậu hoặc đào củ gừng lên trước khi trời lạnh.

Gừng là một loại cây nhìn rất đẹp trên sân hoặc trong vườn của bạn. Cây có thể cao từ 90 cm đến 1,2 mét và thân rễ thường lan rộng từ 30 cm đến 60 cm. Phần thân rễ dưới đất là phần được sử dụng nhiều nhất. Hoa của cây gừng có cánh màu vàng nhạt với viền tím. hoa gung

Gừng là cây nhiệt đới có nguồn gốc từ khu vực xích đạo nóng ẩm của châu Á và có lịch sử lâu đời trong ẩm thực và y học thảo dược châu Á (ít nhất là 4.400 năm!). Gừng đã được buôn bán với giá rất cao dọc theo Con đường Tơ lụa trong suốt thời Trung cổ. Vào thế kỷ 14, nửa kg gừng có giá trị tương đương với một con cừu. Gừng là loại gia vị nước ngoài đầu tiên được trồng ở “Tân Thế giới” vào năm 1585.

Gừng trồng trong vườn nhà ở điều kiện không phải xích đạo thường có vỏ mỏng và thơm ngon hơn so với củ gừng có vỏ dày bán sẵn tại cửa hàng. Vì có vỏ mỏng, gừng trồng tại nhà không cần gọt vỏ trước khi sử dụng, nhưng sẽ không để được lâu ngoài trời và nên được bảo quản đúng cách.

Trồng gừng

Gừng phát triển tốt ở môi trường tự nhiên nhiệt đới. Nhiệt độ ấm trong khoảng 21° đến 32°C, độ ẩm, đất giàu mùn và một chút bóng râm sẽ làm cho gừng phát triển tốt nhất. Cây cần được bảo vệ khỏi gió mạnh. Gừng không chịu được nước đọng hoặc khô hoàn toàn.

Gừng phát triển rất tốt trong nhà kính nếu bạn có điều kiện. Trồng dưới sự che chở của cây trồng cao hơn như cà chua trong nhà kính để tránh nắng gay gắt. Gừng cũng phát triển tốt trong các chậu lớn. Thân rễ gừng phát triển theo hướng rộng hơn là sâu, vì vậy cần một chậu có đường kính lớn - ít nhất là 30 cm cho một cây.

Dù trồng trong đất hay trong chậu, gừng đều thích đất giàu chất hữu cơ. Một hỗn hợp đất không có đất bao gồm mùn than bùn và vỏ gỗ với một chút cát sẽ hỗ trợ cây trồng trong chậu. Trong đất, bón thêm nhiều phân hữu cơ sẽ tốt.

Khi nào trồng gừng

Trồng gừng vào mùa xuân ngay khi nhiệt độ ban đêm trên 13°C. Đối với việc trồng thân rễ (củ) trực tiếp trong vườn, nhiệt độ đất nên trên 24°C.

Gừng mất khoảng 8 đến 10 tháng để trưởng thành, mặc dù thân rễ có thể được thu hoạch bất cứ lúc nào sau khi chúng bắt đầu hình thành. Để tối đa hóa thời gian trồng, bạn cũng có thể ươm gừng trong nhà vào cuối mùa đông.

Cách trồng gừng

Để trồng gừng, hãy mua thân rễ (củ) gừng tươi từ các nhà vườn. Gừng trong cửa hàng tạp hóa hay siêu thị thường được xử lý bằng chất ức chế mọc mầm, vì vậy nếu bạn thử dùng gừng từ cửa hàng, hãy chọn gừng hữu cơ. Hoặc thử ngâm rễ gừng mua từ cửa hàng trong nước trong 24 giờ trước khi trồng và đổ bỏ nước. Tìm những thân rễ chắc, lớn không bị héo hoặc mốc, có cảm giác nặng đối với kích thước của chúng để trồng.

Giống như khoai tây, thân rễ gừng có mắt hoặc chồi, và thân rễ có thể được trồng nguyên hoặc cắt thành từng miếng, mỗi miếng có một chồi. Mặc dù bạn có thể cắt miếng nhỏ chỉ từ 2,5 cm nhưng bạn nên cắt to một chút, thân rễ càng lớn thì sẽ mọc càng nhanh và cây càng lớn, cho thu hoạch lớn hơn sau này. Sử dụng thân rễ lớn và nhiều chồi nếu bạn chỉ có không gian cho một hoặc hai cây.

Cách ươm gừng trong nhà:

  1. Chuẩn bị một khay với lớp mùn ẩm dày vài cm.
  2. Cắt hoặc bẻ thân rễ gừng thành các miếng có kích thước mong muốn, đảm bảo mỗi miếng có ít nhất một chồi. Để gừng trên kệ trong một ngày để vết cắt se lại, giúp ngăn ngừa thối rễ.
  3. Đặt các miếng gừng chồi hướng lên trên, sau đó phủ lên một lớp mùn dày 2-5 cm, nén chặt xung quanh. Tưới nước cho đến khi ẩm nhưng không đẫm nước.
  4. Che phủ để giữ ẩm và đặt ở nơi ấm áp. Sử dụng thảm nhiệt dưới khay có thể giúp gừng nảy mầm nhanh hơn.
  5. Khi thân rễ đã nhú lên những chồi xanh, mang cây ra khu vực có ánh sáng.
  6. Trồng vào các chậu riêng để cây tiếp tục phát triển cho đến khi sẵn sàng trồng ra ngoài.

Trồng gừng ngoài trời:

  1. Làm tơi đất và thêm phân hữu cơ vào luống trồng.
  2. Đào rãnh sâu khoảng 15 cm và đặt các thân rễ, chồi hướng lên trên, trong rãnh cách nhau khoảng 20-30 cm. Phủ lên một lớp đất dày khoảng 2,5 cm.
  3. Đối với cây đã nảy mầm, đừng quên cho chúng thích nghi dần với điều kiện ngoài trời trước khi trồng xuống.
  4. Tưới nước đều.
  5. Khi chồi đã cao vài cm, phủ một lớp mùn tự nhiên dày khoảng 5 cm để giữ độ ẩm cho đất gần bề mặt và ngăn cỏ dại.

Chăm sóc gừng

Tưới nước

Tưới nước nhẹ nhàng khi chờ gừng mọc mầm để tránh làm thối thân rễ. Khi gừng đã bắt đầu phát triển, cây cần được tưới nước thường xuyên hơn.

Hãy tưới nước vào buổi sáng. Đất cần được giữ ẩm đều và không được để khô. Gừng cần nhiều nước hơn so với nhiều loại cây khác trong vườn của bạn. Tưới mỗi ngày khi thời tiết ấm áp. Tuy nhiên, lưu ý rằng gừng không thích ngâm trong đất ướt sũng trong thời gian dài.

Khi gừng phát triển, hãy lấp thêm đất vào, che phủ các thân rễ mới màu hồng giống như bạn làm với khoai tây. Nếu bạn không làm kịp cũng không sao, điều này không bắt buộc nhưng sẽ kích thích thêm thân rễ phát triển.

Phủ lớp mùn xung quanh cây gừng để giảm cỏ dại và duy trì điều kiện đất tốt. Gừng thích đất dinh dưỡng, nên bạn có thể bón phân bón chậm trong suốt mùa trồng.

Hãy nhổ cỏ bằng tay, tránh dùng các dụng cụ cào xới sẽ làm hư hại các thân rễ.

Thu hoạch

Gừng sẽ bắt đầu chậm lại và không tạo ra lá mới vào cuối mùa hè. Nên từ thời điểm này bạn có thể thu hoạch lúc nào tùy ý.

Bạn có thể thu hoạch một ít trước bằng cách nhẹ nhàng đào xung quanh gốc cây và bẻ hoặc cắt một miếng.

Hãy nhổ cả cây, bao gồm cả thân rễ. Nới lỏng đất bên dưới bằng một cái nĩa làm vườn sẽ dễ nhổ hơn.

Cắt bỏ phần lá trên và rửa sạch gừng để loại bỏ đất. Vỏ của gừng rất mềm nên hãy cẩn thận khi rửa.

Gừng trồng tại nhà sẽ không để lâu như gừng mua ở cửa hàng có vỏ mỏng hơn.

Bẻ một phần củ gừng tốt để trồng lại và tiếp tục trồng cho vụ sau. Bằng cách này bạn có thể duy trì việc trồng gừng vô hạn.

Bảo quản gừng

Luôn luôn bảo quản gừng tươi trong tủ lạnh bằng cách đặt vào túi giấy và để trong ngăn rau quả; không nên bảo quản trong túi nhựa kín vì dễ làm mốc gừng. Bạn có thể bảo quản gừng tươi không gọt vỏ trong tủ lạnh lên đến 3 tuần và đã gọt vỏ trong ngăn đá lên đến 6 tháng.

Nếu có quá nhiều, bạn có thể cắt từng khúc rồi đông lạnh để dùng dần. Gừng dễ nạo hơn khi đã đông lạnh.

Hoặc bạn có thể thái lát mỏng củ gừng, sấy khô cho đến khi giòn và dùng máy xay thành bột gừng. Gừng khô nên được bảo quản trong tủ bếp.

Chăm sóc gừng qua mùa đông

Khi nhiệt độ mát dần, hãy mang chậu gừng nào vào trong nhà. Gừng sẽ bị thối dưới nhiệt độ 5°C. Đặt trên bậu cửa sổ có ánh sáng mặt trời hoặc ít nhất là nơi sáng. Tránh các nơi khô như các thiết bị phát nhiệt trong nhà.

Đặt chậu trong một khay hoặc đĩa có sỏi và nước vì gừng thích độ ẩm và không thể khô. Khi nhiệt độ ấm hơn vào mùa xuân, gừng sẽ nảy các chồi mới. Và khi không còn nguy cơ sương giá bạn có thể mang cây ra ngoài trời.

Thông tin thú vị

Gừng có các thành phần hoạt tính gọi là gingerols và có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Gừng là một phần quan trọng trong y học Đông phương (và ẩm thực) trong hàng ngàn năm.

Hãy tự sấy khô gừng tại nhà và xay thành bột để sử dụng, nhưng cẩn thận gừng khô mạnh hơn nhiều so với gừng tươi.

Sâu bệnh

  • Héo do vi khuẩn
  • Thối thân rễ do nấm Pythium spp.